Đất nước và con người Hà Lan
1. Thông tin chung
- Tên chính thức: Vương quốc Hà Lan. Holland hay The Netherlands
- Thủ đô : Amsterdam
- Vị trí địa lý: Nằm ở phía Tây của Châu Âu, phía Bắc và Tây giáp Biển Bắc, phía Đông giáp Đức, phía Nam giáp Bỉ. Phần lớn lãnh thổ của Hà Lan nằm ngang hoặc thấp hơn mực nước biển. Địa hình chủ yếu là đồng bằng cực kỳ bằng phẳng duy chỉ có một vài ngọn đồi nằm phía đông nam.
- Khí hậu : ôn đới. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè: 16 oC và vào mùa đông gần: 3 oC
- Diện tích : 41.526 km2
- Dân số: 16.491 triệu người(7/2006)
- Tôn giáo chính: Đạo thiên chúa (36%) và Đạo Tin lành (20%)
- Quốc khánh: 30-4
- Ngôn ngữ : tiếng Hà Lan. Tiếng Anh, Đức, Pháp và Frisian cũng được sử dụng rộng rãi.
- Các vị lãnh đạo chủ chốt:
- Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Beatrix
- Thủ tướng Jan Peter Balkenende.
- Bộ máy chính phủ: đặt tại The Hague
- Lãnh thổ tự trị ở nước ngoài (Autonomous Overseas Areas): Aruba và the Netherlands Antilles (gồm các đảo Saint Eustatius, vùng phía Nam của Saint Martin, Saba, Bonaire và Curaçao ở Carribe).
- Đơn vị tiền tệ: Euro
- Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội: 6th Floor, Deaha Building, 360 Kim Ma St. Tel: 8315650. Fax: 8315655.
2. Lịch sử
Trong thời trung cổ, nước Hà Lan được chia thành những vùng tự trị dưới quyền các lãnh chúa phong kiến. Dưới thời vua Karel đệ ngũ (1500-1558), những vùng tự trị này kết hợp với vùng đất thuộc Bỉ và Luxembourg ngày nay dưới tên gọi “Lage Lande” (có nghĩa là các nước thấp hơn mực nước biển) và bị sát nhập vào đế quốc Bourgon và Habsburg (Bourgondisch – Habsburgse Rijk). Năm 1568, vua Phillip đệ nhị (con của vua Karel đệ ngũ) độc tài nên hoàng tử Willem van Oranje lãnh đạo những vùng tự trị miền bắc Hà Lan đứng lên chống lại Phillip đệ nhị. Lịch sử Hà Lan gọi giai đoạn này là “Cuộc chiến tranh 80 năm”, kết thúc bằng hiệp ước MÜnster năm 1648 đánh dấu sự ra đời của quốc gia độc lập “Cộng hoà thống nhất bảy xứ Hà Lan” (Pepubliek der Zeven Verenigde Nederlanden) gồm 7 vùng tự trị là Holland, Zeeland, Utrecht, Friesland, Groningen, Overijssel và Gelderland.
Cuối Thế kỷ 18, Pháp chiếm đóng Hà Lan và thành lập nước Cộng hoà Batavia (Batavian Republic). Napoleon đã biến nước cộng hoà này thành vương quốc (Kingdom of Holland) dưới sự trị vì của em mình là Louis, lấy Amsterdam làm thủ đô. Một vài năm sau, Netherlands bị sát nhập vào Pháp. Đến 1813, Hà Lan lại được độc lập, nhưng lại nổ ra nội chiến giữa hai phe Cộng hoà và nhóm ủng hộ Hoàng gia. Kết quả là nhóm Cộng hoà bị thua.
Năm 1813, Willem Frederik – vị Vua đầu tiên – chuyển chính phủ về The Hague, mặc dù Amsterdam vẫn tiếp tục là thủ đô chính thức. Năm 1815, miền Bắc và miền Nam Netherlands – ngày nay là lãnh thổ Hà Lan và Bỉ – sáp nhập lại thành Vương quốc Netherlands dưới sự trị vì của Vua Willem Frederik. Năm 1830, miền Nam Netherlands tách ra để thành lập Vương quốc riêng là Vương quốc Bỉ hiện nay. Vua Willem đệ tam qua đời năm 1890 mà không có con trai để nối ngôi. Dưới quyền nhiếp chính của Thái hậu Emma, nữ hoàng Wilhelmina bắt đầu lãnh đạo đất nước và cũng chấm dứt quyền lực của Hà Lan đối với Luxembourg.
Hiến pháp năm 1848 mở đầu thời kỳ quân chủ lập hiến (nhà vua không chịu trách nhiệm về các hoạt động của chính phủ mà các bộ trưởng phải có trách nhiệm giải trình với Nghị viện) và việc bầu trực tiếp Hạ viện.
3. Về đất nước Hà Lan
Hà Lan là một đất nước cung cấp dịch vụ toàn cầu, có một thái độ cởi mở với thế giới. Hà Lan mở rộng cửa để kinh doanh,đồng thời cũng mở rộng xã hội và văn hóa. Điều này làm cho Hà Lan thật lý tưởng, thích hợp cho việc tiếp nhận những con người muốn làm giàu kiến thức của mình bằng con đường du học.
Điều mà sinh viên sẽ tìm thấy ở Hà Lan là một xã hội cởi mở, an toàn, thân thiện trong giao tiếp với mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là đến để làm việc.
Người Hà Lan có nhiều tín ngưỡng và quan điểm chính trị khác nhau. Tôn trọng quan điểm và niềm tin của người khác là một đức tính tốt của đất nước này, điều này đem lại sự vững trắc cho cấu trúc xã hội của Hà Lan. Trong ý thức của mỗi người, mọi người đều là thành viên của một cộng đồng nhỏ, và muốn được đối xử tôn trọng thì đòi hỏi phải đối xử với người khác giống như vậy.
4. Con người
Nếu bạn đọc sách thì có thể thấy người ta nói rằng dân HL có lòng khoan dung (tolerant), tuy nhiên tôi chưa nhận thấy điều này trong thời gian đến sống ở đây, hy vọng bạn sẽ nhận thấy.
Thẳng thắn là một tính cách dễ nhận thấy của người HL, dù họ luôn lịch sự một cách khách sáo hoặc lạnh.
Tiết kiệm. Mức trợ cấp thất nghiệp ở HL khoảng 1000 euro/tháng, lương của PhD student năm đầu tiên khoảng 1000 euro/tháng, lương của người công nhân bình thường khoảng 1500 euro/tháng, lương của những thành phần khác trung bình khoảng 2000 – 4000 euro/tháng, đây là mức lương của số đông sau thuế. Hàng tháng người dân phải chi các khoản tiền cho thuê nhà, ăn, bảo hiểm, thuế, … Một năm có hơn 30 ngày nghỉ ăn lương, (phải) đi chơi … Rất nhiều các khoản cần chi mà thu nhập thì phần lớn chỉ có lương.
Bạn sẽ thấy chợ second-hand (in open air) ở đây rất phổ biến, vài lần trong năm đều có các dịp để người dân tham gia bán mua. Vào ngày sinh nhật nữ hoàng, 30/4, ở hầu hết các thành phố đều có chợ second-hand. Các cửa hàng bán đồ second-hand có lẽ ở thành phố nào cũng có.